• Câu hỏi: Cho em hỏi các bệnh cúm H5N1, H7N1 là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của các bệnh đó là gì ạ?

    Dược hỏi Cát Huy Nhật đến Hào, Hùng, Nguyệt, Thanh :D, Uyên trên 3 Th5 2016.
    • Hình chụp: Lâm Tuấn Thanh

      Lâm Tuấn Thanh Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào em,
      Bệnh cúm (Influenza) là bệnh do virus gây ra. Có 3 loại virus Influenza chính :A, B và C. Type A là dạng có nhiều biến thể virus nhất do khả năng lây nhiễm nhanh qua đường hô hấp và mức độ đa dạng tiến hóa cao. Các dạng virus như H1N1, H5N1, H7N9…được phân loại khác nhau dựa trên các thành phần cấu tạo vỏ ngoài virus (H nghĩa là Haemagglutinin và N là Neuraminidase). H5N1 là biến thể virus cúm gia cầm gây ra dịch bệnh trên gia cầm (2004) và có khả năng lây sang người. Tính từ 2003 đến 2013 cả thế giới đã có 630 ca bệnh ở người trong đó 375 người tử vong (tại Việt Nam có 125 ca, trong đó có 62 ca tử vong). Tương tự, H7N1 cũng là 1 biến thể cúm gia cầm từ H5N1, gây dịch lớn ở các trại gà tây tại Ý trong những năm 1999-2000.
      Nguyên nhân gây bệnh là nhiễm virus từ động vật sang người và từ người sang người, chủ yếu là qua hô hấp (do người bệnh hắt hơi, ho phát tán virus vào không khí và người khác hít phải), hoặc do tiếp xúc với các vật dụng và bề mặt có dính virus rồi đụng vào miệng/mũi. Do đó cách tốt nhất để phòng bệnh là luôn rửa tay sạch, đúng cách bằng xà phòng; luôn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn và rửa tay ngay. Chích vaccine cúm cũng là một cách ngăn ngừa bệnh.
      Biểu hiện bệnh thường bao gồm sốt cao đột ngột, đau cơ (rêm mình), nhức đầu và mệt mỏi suy nhược, ho, đau họng và viêm mũi. Thông thường cơ thể sẽ tự chống chọi bệnh và khỏi bệnh trong khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên những đối tượng có miễn dịch tư nhiên yếu như trẻ sơ sinh, người già, người bệnh nặng dễ tiến triển đến các thể viêm phổi nặng hơn và dẫn đến tử vong.

    • Hình chụp: Nguyễn Minh Nguyệt

      Nguyễn Minh Nguyệt Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      @Cát Huy Nhật: Chị xin bổ sung thêm thông tin cho phần trả lời của anh Thanh nhé.
      Trong dân gian, khi nhắc đến CẢM CÚM, chắc mọi người sẽ nghĩ đây là bệnh nhẹ, sổ mũi, hắt hơi vài ngày là khỏi, có mấy ai nghĩ rằng bị cúm cũng có thể dẫn tới tử vong? Virus cúm (Influenza virus) là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây viêm hô hấp ở người và động vật, và gần đây, virus này liên tục được “xướng tên” trong danh sách những tác nhân mới nổi (và chưa biết bao giờ sẽ xuống) trong… “làng” bệnh nhiễm trùng. Trong 3 “anh em” nhà Influenza, virus cúm A là loại virus khá “cộm cán” vì có thể gây bệnh cúm ác tính ở người và động vật, nghĩa là có thể gây ra bệnh nặng, nhiều biến chứng và có thể gây tử vong. Virus cúm cũng có thể gây tổn thương cho thai nhi (dị tật thai nhi, hoặc tử vong cho thai nhi) nếu người mẹ bị nhiễm virus cúm trong lúc có thai 3 tháng đầu.

      Tuy nhiên, thường thì cái gì cũng phải có cái giá của nó. Những virus gây bệnh nhẹ (sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, đau nhức toàn thân, mệt mỏi,…) và tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ có khả năng lây lan cao từ người sang người, do virus này chỉ tấn công ở vùng mũi-họng của bệnh nhân nên khả năng phát tán cao. Những con virus có thể làm tổn thương ở những vùng hô hấp sâu hơn như phế quản, phổi thì có thể gây bệnh nặng, khó thở nặng, suy hô hấp nhanh, tổn thương có thể lan nhanh ra toàn bộ phổi, và có thể tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Tuy vậy, khả năng phát tán từ người sang người của những con virus gây bệnh nặng lại không cao. Đó là lý do vì sao trong trận dịch cúm H1N1 lại ghi nhận sự lây lan nhanh trong cộng đồng (bệnh nhẹ, gây tử vong ít), trong khi cúm H5N1, hiện tượng lây lan lại khá hạn chế (bệnh nặng, tử vong nhiều và khó lây).

      Vaccine ngừa cúm là một trong những cách khá hiệu quả để phòng bệnh. Tuy nhiên vì cúm xuất hiện theo mùa và có những biến thể theo từng năm nên việc chích vaccine ngừa cúm nên được thực hiện hàng năm và chích 2 tuần trước mùa dịch cúm (tức là trước tháng 8-9 hàng năm). Vaccine được chích cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.

      Một điều lưu ý: không nên chích vaccine cúm cho những ai từng bị dị ứng với trứng gà hoặc từng bị nổi mề đay sau khi chích một liều vaccine cúm trước đó.

Các bình luận