• Câu hỏi: Chào các anh chị. Em hay nghe nói là có nhiều người thường bị muỗi cắn nhiều hơn những người còn lại. Vậy cho em hỏi là cái người đặc biệt đó có gì "đặc biệt" đến mức thu hút muỗi không ạ ? Cám ơn các anh chị nhiều.

    Dược hỏi Hồ Thanh Ngân đến Hào, Hùng, Nguyệt, Thanh :D, Uyên trên 13 Th5 2016.
    • Hình chụp: Nhã Uyên Phan

      Nhã Uyên Phan Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Câu hỏi của em rất hay! Vì đã có hàng trăm nghiên cứu cố gắng tìm câu trả lời nhưng vẫn chưa ngã ngũ.

      Có một vài giả thiết: người có nhiều cholesterol trên bề mặt sẽ thu hút muỗi hơn, có giả thiết khác cho rằng người nào tiết nhiều uric acid hơn sẽ thu hút muỗi hơn, ai thở ra lượng CO2 nhiều hơn cũng hút muỗi hơn.
      Có nghiên cứu còn nói bà bầu thu hút muỗi hơn người khác.

      Và còn nhiều giả thiết nữa, rất mong được các em và các bạn đồng nghiệp tham gia bàn luận.

    • Hình chụp: Nguyễn Minh Nguyệt

      Nguyễn Minh Nguyệt Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      @Hồ Thanh Ngân:
      Suy luận của em thật xuất sắc. Chắc là cũng “từng trải” với chuyện bị muỗi chích rồi đúng không?
      Đúng rồi em à. Trên cơ thể người và động vật máu nóng có các yếu tố làm tăng khả năng “hấp dẫn” của người đó với muỗi:
      1. Khí CO2: khí CO2 thải ra qua hơi thở của người và động vật máu nóng là tín hiệu thu hút muỗi. Muỗi nhận tín hiệu này nhờ hai antenas ở trên đầu (hai cọng dài dài có nhiều lông ngắn ở hai bên vòi của muỗi), đồng thời cũng nhờ antena mà muỗi xác định được chính xác vị trí và khỏang cách từ chỗ muỗi đến chỗ “con mồi”. Bán kính họat động của antena này có thể tới 30m lận đó.
      2. Mùi mồ hôi: Hmmm… Cái này dân gian hay gọi là “thịt thơm nên muỗi mới chích” nè. Hổng biết là thịt có thơm thiệt không :p nhưng rõ ràng là trong mồ hôi của người và động vật có chứa một số hóa chất bay hơi khiến muỗi rất thích. Dĩ nhiên là không phải ai cũng có được “mùi thơm quyến rũ” này nha! 🙂
      3. Nhiệt độ trên da: Người ta nói: “sao da người này mát, sao da người kia lại nóng”. Những người “da nóng” thường được muỗi “chăm sóc” nhiều hơn những người “mát da” đó em.
      4. Tuổi: người lớn thường bị muỗi chích nhiều hơn. Lý giải cho vụ này vì trẻ em không lúc nào chịu ở yên một chỗ, kể cả những đứa trẻ mới sinh thì ngòai thời gian ngủ, phần lớn thời gian thức đều là quơ tay chân liên tục mà muỗi là lòai “chúa ghét” bị làm phiền. Đang “nhậu” ngon lành mà bị “động tay, động chân” là chúng sẽ bay đi mất (chứ ở yên đó cho bị óanh bẹp dí sao???). Sau khi tình hình yên ổn, chúng sẽ tìm cách quay lại hoặc tìm đối tượng khác “ngon ăn” hơn mà “đánh chén” tới no cành hông thì thôi. 😀
      À! Nói tới đây, tự dưng chị chợt nhớ ra. Không biết tại sao khi trẻ em bị muỗi chích lại bị lưu lại vết sưng to và lâu hơn so với người lớn ha??? Có bạn nào biết không? 😉

Các bình luận