• Câu hỏi: vi khuan lao la gi vay co???

    Dược hỏi Ngọc Dễm đến Nguyệt trên 4 Th5 2016.
    • Hình chụp: Nguyễn Minh Nguyệt

      Nguyễn Minh Nguyệt Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      @huynhchaungocdiem:
      Chào em. vi khuẩn lao là một loại trực khuẩn (vi khuẩn có hình sợi) gây bệnh ở người và động vật. Vi khuẩn này do nhà bác học Robert Koch phát hiện ra nên còn được gọi là trực khuẩn Koch. Chúng có thể tồn tại trong không khí một thời gian dài dưới dạng bào tử. Khi thuận lợi, chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta chủ yếu qua đường hô hấp (hít phải bào tử của vi khuẩn lao trong không khí) và “ẩn náu” kỹ lưỡng ở phổi, nhất là đỉnh phổi bên phải vì ở đó có rất nhiều khí oxy, một thứ mà nó rất ưa thích). Ban đầu, vì cơ thể chúng ta vẫn còn rất khỏe mạnh, nên vi khuẩn lao đành chịu “lép vế”, lui về “ở ẩn” trong phổi, nhưng đến khi cơ thể ta suy yếu (học hành/làm việc căng thẳng, ăn uống thất thường, sức khỏe giảm sút, sụt cân,…), chúng sẽ bùng lên và gây bệnh.

      Bệnh lao thường gặp nhất là lao phổi. Vi khuẩn lao tấn công vào các phế nang (túi khí nhỏ trong phổi, có nhiệm vụ trao đổi khí) và phế quản (đường dẫn khí trong phổi). Những tế bào phòng vệ đầu tiên sẽ nuốt những con vi khuẩn này và “đánh nhau” với chúng (lúc này người bệnh có sốt, mệt mỏi, chán ăn nè) cho đến khi các tế bào này chết đi, tạo thành một khối bã màu trắng đục (gọi là bã đậu, vốn là xác của những tế bào này nhằm nhốt vi khuẩn bên trong). Tuy nhiên, vi khuẩn lao cũng đâu có vừa, chúng tìm mọi cách vùng vẫy để thoát ra ngoài, cuối cùng thì ổ bã đậu cũng bị phá vỡ, và mủ thoát ra ngoài phế quản, theo đường thở ra ngoài. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện ho có đàm đục, ổ bã đậu sau khi thoát hết mủ ra ngoài sẽ để lại một lỗ trống, gọi là hang lao. Một số trường hợp, vi khuẩn tấn công ăn vào mạch máu gần đó, dẫn tới tình trạng người bệnh bị ho ra máu (có người có thể ho ra rất nhiều máu và có thể tử vong).

      Ngoài phổi, vi khuẩn lao còn gây bệnh ở các cơ quan khác như lao màng phổi, lao màng não, lao xương, lao cột sống, lao hạch. Nhìn chung, bệnh lao thường kéo dài vài tuần đến vài tháng, thậm chí là nhiều năm. Nếu không điều trị thuốc đầy đủ, bệnh có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời cho người bệnh (sẹo xơ ở phổi, màng phổi), thậm chí là tàn phế (gù lưng ở người lao cột sống). Ở trẻ em nhỏ, vi khuẩn lao có thể gây bệnh lao cấp tính toàn thân, gọi là lao kê, rất nguy hiểm và có thể gây tử vong.

Các bình luận